8 mẹo đơn giản giúp bạn có giấc ngủ trưa ngon

Từ lâu, thói quen ngủ trưa của người Việt Nam đã trở thành một phần quan trọng giúp thỏa mãn nhu cầu nghỉ ngơi đặc biệt của cơ thể vào ban ngày sau một buổi sáng làm việc, học tập căng thẳng. Theo đó, trưa là thời điểm mà thân nhiệt có chiều hướng giảm dần, khả năng phản ứng với các vấn đề đều chậm, vì vậy một giấc ngủ trưa là rất cần thiết để cơ thể được nghỉ ngơi, giúp bạn lấy lại tinh thần, bổ sung năng lượng mới. Hãy cùng theo chân Dưỡng để khám phá 8 mẹo đơn giản giúp bạn có giấc ngủ trưa ngon nhé!

Mẹo đơn giản giúp bạn có giấc ngủ trưa ngon
Mẹo đơn giản giúp bạn có giấc ngủ trưa ngon

8 mẹo giúp bạn có giấc ngủ trưa ngon

1. Thời gian thích hợp

Sau khi ăn cơm trưa, không phải vì “căng cơ bụng mà trùng cơ mắt” nên đi ngủ ngay đâu. Thậm chí, thói quen ngủ ngay khi vừa ăn no sẽ làm phát sinh hội chứng trào ngược dạ dày thực quản, đồng thời làm tăng cảm giác khó chịu và gây khó ngủ. Ngoài ra việc ăn quá no khiến dạ dày đầy thức ăn sẽ làm cản trở quá trình sản sinh hormone gây buồn ngủ, làm ảnh hưởng đến các hoạt động của não bộ.

Thời gian dùng bữa cách thời điểm ngủ trưa khoảng 30 phút sẽ có lợi hơn cho tinh thần và giấc ngủ của bạn.

2. Rửa mặt bằng nước ấm trước khi đi ngủ trưa

Cách để dễ dàng đi vào giấc ngủ buổi trưa là rửa mặt bằng nước ấm vì có tác dụng tương tự như việc tắm nước ấm hoặc ngâm chân nước ấm vào buổi tối trước khi đi ngủ. Việc này giúp tăng tuần hoàn máu tốt, tạo điều kiện cho cơ thể cảm thấy thoải mái và thư giãn đi vào giấc ngủ nhanh hơn.

3. Không gian yên tĩnh và ít ánh sáng

Cách ngủ ngon buổi trưa hiệu quả là khi có một không gian ngủ thật yên tĩnh. Do thời gian ngủ trưa không quá dài nên việc tìm cho mình phòng tối, yên tĩnh, sạch sẽ, là rất quan trọng giúp bạn nhanh chóng đi vào giấc ngủ trưa.

Ánh sáng từ đèn điện hoặc ánh nắng mặt trời sẽ kích thích đồng tử của bạn khiến chúng “không muốn” nghỉ ngơi. Ngoài ra, bạn cũng có thể bật nhạc với âm thanh nhẹ nhàng, cùng những bản nhạc du dương, êm đềm nhé.

Nhớ tắt cài đặt chế độ không làm phiền cho điện thoại để tránh những âm thanh từ tin nhắn, cuộc gọi, email làm ảnh hưởng đến giấc ngủ vàng của bạn.

4. Nhiệt độ phòng phù hợp

Nhiệt độ và độ ẩm là những điều kiện quan trọng để bạn có giấc ngủ ngon, các nghiên cứu đã chứng minh mức nhiệt độ cơ thể thường có xu hướng tăng cao khi con người ngủ say. Vì vậy, nếu ngủ ở một nơi quá nóng hoặc nơi có nhiệt độ phòng quá thấp sẽ gây ra cảm giác khó chịu khi ngủ say và dễ tỉnh giấc.

Mức nhiệt độ phòng lý tưởng theo các nghiên cứu để duy trì giấc ngủ trưa là từ 18 – 20°C.  Nhiệt độ này còn tuỳ thuộc vào sở thích, thói quen và thân nhiệt của từng cá nhân nên tốt hơn bạn hãy tự điều chỉnh mức nhiệt độ phòng phù hợp với sở thích bản thân.

5. Chọn chỗ ngủ trưa thoải mái, êm ái và tư thế dễ chịu

Dân văn phòng thường ngồi ngay trên ghế ngủ hay gục trên bàn, nhưng như vậy rất ảnh hưởng đến cột sống và giấc ngủ của bạn. Hãy chuẩn bị cho mình chiếc nệm mỏng, hay chiếu nhỏ để trải ra trên sàn làm chỗ ngủ, cùng với chăn gối êm ái hỗ trợ bạn có giấc ngủ trưa ngon giấc, thoải mái mà không làm bạn đau lưng, mỏi cổ.

6. Đặt chuông đồng hồ

Đừng để áp lực thời gian khiến bạn lo lắng, không yên tâm ngủ say giấc. Ngủ không đủ dài và thói quen nhìn đồng hồ thường xuyên vì sợ dậy muộn sẽ ảnh hưởng đến quá trình ngủ trưa. Hãy cài báo thức để bạn có thể yên tâm ngủ mà không lo dậy muộn.

Tiến sĩ Brice Faraut, nhà khoa học thần kinh tại Trung tâm giấc ngủ và theo dõi của Hôtel-Dieu de Paris ( Pháp) giải thích về một giấc ngủ trưa khác với một giấc ngủ gà gật bất chợt thế nào. Nếu bạn ngủ gật khi đang xem một bộ phim trên truyền hình thì đó là trạng thái “chịu đựng” của cơ thể không hề tốt cho sức khỏe. Một giấc ngủ tốt trưa tốt là “một giấc ngủ ngắn được chủ động và giám sát”. Do đó, ta nên đi ngủ trưa vào một giờ nhất định, chủ động đặt báo thức để có một giấc ngủ ngắn không kéo dài quá lâu.

7. Tâm trạng thoải mái

Tạm gác những lo lắng của công việc lại, thời gian buổi trưa là lúc bạn cần thư giãn, bổ sung năng lượng tăng hiệu quả công việc. Vì vậy thay vì suy nghĩ quá nhiều bạn hãy nghe một bản nhạc êm dịu, hoặc trò chuyện vui vẻ cùng bạn bè, đồng nghiệp là cách giúp bạn ngủ ngon buổi trưa hơn. Bình tĩnh, thở chậm, tập trung cơ thể để thư giãn các nhóm cơ, không để cho não phải suy nghĩ quá nhiều.

8. Xây dựng thói quen ngủ trưa và thức dậy đúng giờ

Thiết lập cho đồng hồ sinh học nhận biết rõ khi nào ngủ trưa, khi nào thức giấc là cách tốt nhất giúp bạn dễ dàng ngủ trưa mà không cần nhiều biện pháp can thiệp. Khi đó cơ thể sẽ sản sinh ra các hormone kích thích các tế bào não bộ giúp cơn buồn ngủ đến nhanh hơn.

Điều này cũng sẽ giúp cơ thể bạn cảm thấy tỉnh táo vào ban ngày và ngủ ngon hơn vào ban đêm. Khi cơ thể bạn đã quen với hoạt động mang tính chu kỳ thì việc ngủ trưa vào khung giờ nhất định mỗi ngày sẽ trở nên tự nhiên hơn.

Các yếu tố tác động gây khó ngủ buổi trưa

Để có được giấc ngủ ngon buổi trưa, bạn cần hiểu rõ những nguyên nhân cản trở giấc ngủ trưa để ngủ ngon hơn.

1. Sinh hoạt thiếu lành mạnh

Việc sử dụng các chất kích thích thần kinh giúp bạn tỉnh táo hơn trong công việc (như cà phê, thuốc lá, nước trà đặc,…), ngủ quá nhiều hoặc thức trễ vào buổi sáng, đi du lịch hoặc làm việc ở nơi xa trái múi giờ, ăn quá no trước khi đi ngủ,… cũng là nguyên nhân khiến cho giấc ngủ trưa của bạn bị ảnh hưởng đáng kể. Các thói quen xấu ở trên sẽ khiến cho hoạt động của hệ vi mạch bị suy giảm, quá trình lưu thông máu và oxy đến não bị cản trở gây khó ngủ.

Những lý do này khiến bạn không chỉ khó ngủ vào buổi trưa mà còn ảnh hưởng đến giấc ngủ ban đêm.

2. Bệnh lý gây ảnh hưởng đến giấc ngủ trưa

Đau dạ dày, viêm mũi, viêm họng, rối loạn tuần hoàn máu não, trầm cảm…hoặc người bệnh lạm dụng thuốc đau đầu, thuốc kháng viêm steroid, thuốc lợi tiểu có khả năng gặp phải phản ứng phụ là mất ngủ.

3. Tác động từ tâm lý

Đầu óc căng thẳng, khó chịu, cơ thể mệt mỏi, tâm lý không ổn định do áp lực từ công việc, các mối quan hệ làm mất cảm giác buồn ngủ, dẫn đến khó ngủ, ngủ chập chờn và ngủ không sâu giấc. Tâm lý không ổn định không chỉ làm ảnh hưởng đến giấc ngủ trưa mà còn khiến chất lượng của giấc ngủ ban đêm bị suy giảm. Để cải thiện bạn nên dành thời gian nghỉ ngơi, thư giãn, kiểm soát căng thẳng. Đối với những trường hợp không có biện pháp khắc phục, người bệnh sẽ rơi vào tình trạng suy nhược, cơ thể mệt mỏi, tinh thần sa sút và phát sinh ra nhiều bệnh lý nghiêm trọng như trầm cảm, rối loạn lo âu…

4. Không gian ngủ không phù hợp và tư thế ngủ không đúng

Ngủ gục trên bàn, ngồi dựa vào ghế ngủ, phòng ngủ quá chật hẹp, quá nóng hoặc quá lạnh, ngủ ở trong phòng quá ồn ào, nhiều ánh sáng, không thoáng mát…Những nguyên nhân này khiến bạn không chỉ khó ngủ trưa mà còn gia tăng sự mệt mỏi, căng thẳng, khiến hiệu suất công việc giảm sút.

Lợi ích của việc ngủ trưa

Ngủ trưa là giấc ngủ phụ vào giữa ngày, giúp hồi phục năng lượng cho cơ thể và tăng khả năng tập trung cho buổi chiều. Giấc ngủ trưa giúp cho bạn tỉnh táo, có được trạng thái tinh thần tốt, phát huy được khả năng sáng tạo của mình. Mặc dù giấc ngủ trưa có thời gian khá ngắn nhưng nó mang lại rất nhiều lợi ích:

1. Tái tạo lại năng lượng

Với nhiều người thiếu ngủ vào ban đêm sẽ dẫn đến tình trạng cả ngày trong trạng thái buồn ngủ, uể oải nhưng vẫn phải tập trung và dồn năng lượng để làm việc và học tập.

Ngủ trưa sẽ giúp cơ thể tái tạo lại năng lượng đã mất vào buổi sáng và tỉnh táo hơn trong nửa ngày làm việc còn lại. Nếu ngủ trưa đúng cách với thời gian phù hợp (không quá dài, không quá ngắn) thì giấc ngủ trưa sẽ giúp tinh thần của bạn sảng khoái hơn.

2. Cải thiện trí nhớ

Giấc ngủ trưa sẽ giúp não bộ của bạn được thư giãn, nghỉ ngơi và có thời gian hệ thống, sắp xếp lại những dữ liệu mà bạn đã tiếp nhận vào buổi sáng, giúp bạn ghi nhớ lâu hơn.

3. Tăng độ sáng tạo

Sau khi ngủ trưa, tâm trạng và cảm xúc của bạn sẽ được làm mới, giảm được tình trạng căng thẳng và cân bằng cảm xúc của bản thân. Từ đó, bạn sẽ có được tinh thần tốt giúp phát huy sức sáng tạo của bản thân. Tăng khả năng sáng tạo nếu bạn có một giấc ngủ trưa chất lượng

4. Tăng cường thị lực, bảo vệ đôi mắt

Khi tập trung làm việc quá lâu, nhất là làm việc trên máy tính, các thiết bị máy móc hiện đại thì rất dễ bị mỏi mắt. Ngủ trưa cũng là cách giúp cho các cơ mắt được nghỉ ngơi, tránh bị khô và mỏi mắt khi học và làm việc quá lâu.

Vì khi bạn ngủ trưa, tiết nước mắt, tuyến lệ được tăng cường giúp sản sinh ra độ ẩm cần thiết giúp ngăn chặn tình trạng khô giác mạc. Vì thế, thay vì phải dùng thuốc, nước nhỏ mắt hoặc các biện pháp khác can thiệp thì bạn chỉ cần ngủ trưa. Ngủ trưa là một biện pháp tự nhiên giúp cho mắt khỏe hơn, làm chậm quá trình lão hóa của mắt, suy giảm thị lực cũng như các tật khúc xạ của mắt.

5. Tăng cường miễn dịch cho cơ thể

Giấc ngủ bình thường đóng vai trò quan trọng giúp cơ thể hồi phục lại sau khi làm việc mệt mỏi, vất vả và tiêu tốn năng lượng trong suốt ngày dài. Nếu ngủ đúng giờ, đủ giấc, cơ thể sẽ khỏe mạnh, tránh được nhiều bệnh tật. Giấc ngủ trưa cũng có vai trò quan trọng không kém như giấc ngủ thông thường. Nếu ngủ trưa thường xuyên và đầy đủ sẽ giúp tăng cường miễn dịch cho cơ thể.

Các nghiên cứu đã chỉ ra, những người thường xuyên ngủ trưa thì lượng tế bào Lympho T và bạch cầu lympho B trong máu tăng cao hơn, nhất là sau khi ngủ dậy. Các tế bào này có công dụng giúp bảo vệ cơ thể, tăng cường sức đề kháng, chống lại sự xâm nhập của các virus, vi khuẩn gây bệnh và còn chống cả tế bào ung thư.

6. Tái tạo tế bào da, chống lão hóa

Ngủ trưa là biện pháp tự nhiên giúp tái tạo tế bào da, tạo ra chất oxy hóa chống lão hóa da hiệu quả nhất mà không thuốc hoặc kem phấn nào mang lại được.

Khi ngủ trưa thức dậy các mạch máu trong cơ thể sẽ mở rộng, giúp khí huyết được lưu thông dễ dàng hơn. Máu được lưu thông đến những tế bào nhỏ nhất trên da, giúp tái tạo các tế bào bị tổn thương do mụn, nám, sạm…. gây ra. Không chỉ vậy, lượng dinh dưỡng cung cấp cho da trong thời gian này cũng nhiều hơn, giúp da mịn màng, tươi sáng hơn. Nhờ vậy, trông bạn luôn tươi tỉnh xinh đẹp hơn.

Chính vì những lợi ích trên nên giấc ngủ trưa ngon có vai trò rất quan trọng, nếu bạn ngủ trưa đúng cách và đúng giờ thì nó sẽ mang lại lợi ích vô cùng to lớn, cải thiện được nhiều vấn đề về sức khỏe của bản thân.

8 mẹo đơn giản để có giấc ngủ trưa ngon
8 mẹo đơn giản để có giấc ngủ trưa ngon

Giải đáp thắc mắc về giấc ngủ trưa

1. Có nên ngủ trưa không?

Khoa học cũng đã chứng minh ngủ trưa là rất quan trọng và cần thiết. Các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng giấc ngủ vào buổi trưa mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe, giúp cải thiện tâm lý, thời gian phản ứng và sự tỉnh táo.

Tuy nhiên, ngủ trưa tùy thuộc vào thói quen và văn hóa của từng vùng miền, từng quốc gia. Mỗi một nơi sẽ có ý kiến riêng. Ngủ trưa khá phổ biến ở nhiều quốc gia trên thế giới. Đặc biệt ở các quốc gia châu Á, nhất là các quốc gia Đông Nam Á rất xem trọng giấc ngủ trưa. Tuy nhiên, các quốc gia ở châu Âu và Mỹ lại không xem trọng vấn đề này vì họ cho rằng ngủ trưa là lười biếng, lãng phí thời gian nên giờ nghỉ trưa họ thường dành cho các hoạt động giải trí, thư giãn khác.

Ngoài ra, theo kết quả của một nghiên cứu được trình bày tại Phiên họp khoa học thường niên của Trường Cao đẳng Tim mạch Hoa Kỳ năm 2019, giấc ngủ vào buổi trưa dường như có hiệu quả trong việc điều hòa huyết áp. Trung bình những giấc ngủ ngắn có thể giúp chúng ta giảm huyết áp 5 mmHg, trong khi đó chỉ cần giảm huyết áp 2 mmHg cũng có thể làm giảm nguy cơ đau tim tới 10%. Vì vậy, bạn nên tập cho mình thói quen ngủ trưa để có sức khỏe tốt nhất.

2. Ngủ trưa lúc mấy giờ là tốt nhất?

Bạn nên ngủ vào lúc 12 giờ 30, đây được coi là khung giờ vàng để có một giấc ngủ trưa chất lượng. Tuy nhiên, thời gian ngủ trưa còn bị phụ thuộc vào các yếu tố cá nhân như giờ nghỉ trưa, lịch trình giấc ngủ và độ tuổi của bạn.

  • Bạn có thể sắp xếp và ngủ trưa trong khoảng thời gian từ 11h – 14h là tốt nhất.
  • Nếu không thể ngủ trưa, bạn có thể nhắm mắt nghỉ ngơi vào buổi trưa tầm 5 đến 10 phút. Cách làm này cũng giúp mắt và não bộ được nghỉ ngơi nhiều hơn.

Không nên ngủ trưa quá muộn, nhất là thời gian 3h, 4h chiều. Vì nếu ngủ trong thời điểm này, cơ thể sẽ bị mệt mỏi, choáng váng, say xẩm và quan trọng hơn là ảnh hưởng đến giờ sinh học, khiến bạn khó ngủ vào buổi tối. Ngoại trừ khi bạn bị thiếu ngủ hoặc quá mệt mỏi thì bạn vẫn có thể ngủ trưa đủ lâu để hoàn thành chu kỳ ngủ của mình, nhưng chỉ nên giới hạn thời gian ngủ tối đa là 90 phút.

Bạn nên ngủ trưa sau khi ăn trưa xong khoảng 15 – 30 phút. Nếu không có nhiều thời gian hoặc quá mệt mỏi thì có thể ngủ trước khi ăn. Tùy vào bạn phân bố thời gian thế nào cho hợp lý là được. Tuy nhiên, bạn cần tránh đi ngủ ngay sau khi vừa ăn xong để hạn chế các bệnh về tiêu hóa.

3. Ngủ trưa bao lâu là tốt nhất?

Một giấc ngủ quá ngắn hoặc quá dài có thể khiến bạn cảm thấy mệt mỏi thay vì lấy lại tinh thần. Vì vậy, chúng ta cần tìm hiểu kỹ việc ngủ trưa trong bao lâu là tốt nhất cho riêng mình.

Thời gian lý tưởng để có giấc ngủ trưa chất lượng

Khoa học đã chứng minh có nhiều mốc ngủ trưa, mỗi mốc thời gian sẽ có lợi ích khác nhau. Tùy theo mỗi người sẽ có thời gian ngủ trưa khác nhau, bạn có thể chọn thời gian ngủ trưa phù hợp nhất với mình trong các mốc sau đây:

Ngủ trưa trong 6 phút: Cải thiện bộ nhớ

Tưởng chừng 6 phút không đủ để làm cho tinh thần minh mẫn, nhưng thật ra điều đó đang đánh giá thấp giấc ngủ ngắn này bởi vì nó có tác dụng tuyệt vời trong việc loại bỏ sự mệt mỏi.

Đối với những người làm việc trong thời gian dài bị tình trạng đau đầu, lâu dần bộ nhớ bị suy giảm và thiếu tập trung. Lúc này chỉ cần dành vài phút nhắm mắt nghỉ ngơi cũng đủ để bạn có thể nhận được lợi ích phục hồi năng lượng, tạo ra cảm hứng mới và nâng cao hiệu quả.

Ngủ trong khoảng 20 đến 30 phút: Khung thời gian vàng cho giấc ngủ trưa

Tổ chức Giấc ngủ Quốc gia – National Sleep Foundation khuyến nghị một giấc ngủ ngắn tốt nhất nên kéo dài từ 20 đến 30 phút. Khoảng thời gian đó đủ dài để giúp bạn tràn đầy năng lượng sảng khoái, không có nguy cơ khiến bạn chệnh choạng sau khi thức dậy. Vì cơ thể chỉ mới trải qua giai đoạn đầu tiên và thứ hai của chu kỳ giấc ngủ, chưa phải tiến đến giấc ngủ sâu hơn.

Dựa trên một nghiên cứu nổi tiếng của Cơ quan Không Gian Hoa kỳ NASA năm 1994 cho thấy rằng các phi công thường ngủ trưa trong vòng 25,8 phút sẽ tỉnh táo hơn 50% so với những người không ngủ trưa và thực hiện nhiệm vụ tốt hơn 34%.

Đặc biệt ngủ trưa 30 phút mỗi ngày hoặc ít nhất 3 lần/tuần sẽ giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tới 37% so với những người không ngủ trưa, theo nghiên cứu của Trường đại học Y Athens (Hy Lạp)

Hi vọng với những chia sẻ này, bạn sẽ có thêm những mẹo dễ thực hiện để cải thiện giấc ngủ trưa của mình. Đặc biệt, nếu đặc thù công việc không cho phép có được một không gian phù hợp để nghỉ trưa, hãy đến với Dưỡng nhé. Trưa nào Dưỡng cũng mở rộng cánh cửa, háo hức được mang đến cho những vị khách nhà mình khoảng không gian yên bình, thời gian thư giãn để có một giấc ngủ trưa đúng nghĩa.

Hơn cả một giấc ngủ trưa bình thường, đến với Dưỡng, bạn còn được gội đầu dưỡng sinh, đả thông kinh lạc để có được một giấc ngủ sâu, lấy lại thần sắc, lấy lại sự dẻo dai giữa một bầu không gian dịu dàng, mê đắm.

Nhiêu đó liệu đã đủ để bạn dành một buổi trưa nghỉ ngơi trân quý của mình tại Dưỡng chưa? Đừng quên để lại cho Dưỡng một cuộc hẹn, đôi dòng tin nhắn để bạn có được một giấc ngủ trưa ngon tại nhà Dưỡng nhé!

___________???____________
☎️ Hotline: 096 964 44 44/ 0977 684 090
? Cơ sở HN1: Dưỡng – Số 14 Ngõ 290 Kim Mã, Ba Đình, Hà Nội
? Cơ sở HN2: Dưỡng – Số 3, Triệu Việt Vương, Hoàn Kiếm, Hà Nội
? Cơ sở SG: Dưỡng Premium – 135/6, Hoà Hưng, Quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh

Bài viết liên quan

096 964 44 44