Đau thắt lưng và tất cả những gì bạn cần biết

Có nghiên cứu cho rằng 60 đến 90% ngư­ời trưởng thành bị đau thắt l­ưng ít nhất 1 lần trong đời. Theo Tổ chức Y tế Thế giới đau thắt l­ưng là nguyên nhân hay gặp nhất gây ốm đau và mất sức lao động ở những ng­ười d­ưới 45 tuổi; tỷ lệ đau thắt lư­ng hàng năm khoảng 5% dân số; 50% ngư­ời đau thắt lư­ng ở trong độ tuổi lao động.

Phần lớn cơn đau chỉ là cấp tính, tạm thời và sẽ cải thiện mà không cần phẫu thuật. Tuy nhiên, cũng có nhiều người bị đau vùng thắt lưng mạn tính với nhiều đợt tái phát trong năm, ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc sống. Hãy cùng Dưỡng tìm hiểu về đau thắt lưng, nguyên nhân, phòng ngừa và trị đau thắt lưng nhé!

1. Đau thắt lưng là gì?

Vùng thắt lưng là một cấu trúc bao gồm xương cột sống thắt lưng, khớp, dây chằng giữ các đốt sống nằm tại chỗ, các đĩa đệm (lớp sụn hình tròn) lót giữa các đốt sống, các gân gắn cơ vào cột sống và 31 cặp dây thần kinh bắt nguồn từ tủy sống. Các thành phần này hỗ trợ nhau tạo nên sức mạnh và tính linh hoạt của phần trên cơ thể. Đây là vùng chịu nhiều lực nên rất nhạy cảm với các chấn thương cũng như nhạy cảm đau.

Thuật ngữ đau thắt lưng chỉ những cơn đau ở phần phía dưới của cột sống, bao gồm 5 đốt sống (được gọi là L1 đến L5) ở vùng thắt lưng. Cơn đau ở khu vực này có thể cấp tính kéo dài vài ngày hoặc mạn tính.

Theo diễn biến thời gian, đau thắt lưng được chia thành 3 nhóm: đau thắt lưng cấp tính (đau dưới 1 tháng), bán cấp (1-3 tháng) và mạn tính (từ 3 tháng trở lên). Đây là phân loại thường gặp nhất, một số nhà nghiên cứu đề nghị định nghĩa đau mãn tính là cơn đau kéo dài ngoài thời gian lành bệnh dự kiến.

Cấu tạo lưng và cột sống (để hiểu hơn về đau thắt lưng)/ Nguồn: Medlatec
Cấu tạo lưng và cột sống (để hiểu hơn về đau thắt lưng)/ Nguồn: Medlatec

2. Nguyên nhân

2.1.  Bệnh lý phụ khoa

Một số bệnh lý phụ khoa cũng có thể gây đau lưng ở phụ nữ như: viêm vùng chậu, viêm cổ tử cung, lạc nội mạc tử cung, u nang buồng trứng… Ngoài ra, còn xuất hiện trường hợp đau thắt lưng khi đến tháng, đau lưng dưới khi mang thai, đau thắt lưng ở phụ nữ sau sinh.

Thông thường, đau thắt lưng dưới ở nữ có biểu hiện đau lưng từ âm ỉ đến dữ dội. Ngoài ra, có thể xuất hiện các triệu chứng như: kinh nguyệt không đều, đau tức bụng, ra dịch âm đạo bất thường… Khi phát hiện các dấu hiệu này, chị em nên đi khám tại các cơ sở y tế để được điều trị kịp thời.

2.2. Bệnh xương khớp

Đau lưng dưới là biểu hiện đặc trưng của các bệnh lý về cột sống và đĩa đệm như: viêm cột sống dính khớp, thoái hóa khớp, thoát vị đĩa đệm, đau thần kinh tọa… Tùy theo từng bệnh mà xuất hiện các triệu chứng khác như: cơn đau lan xuống mông, chân, tê buồn chân tay, hạn chế khả năng vận động…

2.3. Hẹp ống sống

Hẹp ống sống xảy ra khi cột sống bị thu hẹp, gây chèn ép lên tủy sống và dây thần kinh cột sống. Nguyên nhân phổ biến nhất gây ra tình trạng này là do thoát vị đĩa đệm.

Hẹp ống sống gây tê, co thắt cơ, yếu cơ ở bất cứ đâu trên cơ thể. Nhiều người thấy các triệu chứng thường nghiêm trọng hơn khi họ đứng hoặc đi bộ.

2.4. Cột sống cong bất thường

Vẹo cột sống, tật gù lưng, ưỡn cột sống là những tình trạng phổ biến khiến cột sống cong bất thường. Đây là những tình trạng bẩm sinh, thường được phát hiện khi trẻ mới sinh hoặc trong độ tuổi thanh thiếu niên.

Cột sống cong bất thường sẽ gây đau thắt lưng và tư thế xấu.

2.5. Các nguyên nhân khác

  • Chấn thương: chấn thương do tai nạn giao thông, tai nạn lao động, ngã từ trên cao tác động lên cột sống. Trong trường hợp nhẹ người bệnh có thể cảm nhận ngay những cơn đau lưng ở phần mô mềm. Tuy nhiên, nếu tình trạng nặng, các đốt sống sẽ bị tổn thương, hình thành các gai xương, chèn lên dây thần kinh khiến bạn đau thắt lưng.
  • Chế độ ăn uống thiếu dinh dưỡng: Chế độ dinh dưỡng cũng là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới sức khỏe hệ xương khớp. Ăn uống không đủ chất lâu dần sẽ khiến cơ thể thiếu canxi, loãng xương dẫn đến đau lưng.
  • Hút thuốc lá: Nhiều nguyên cứu cho thấy, những người hút thuốc lá có tỷ lệ đau vùng lưng dưới cao hơn 2 – 3 lần so với người không hút thuốc. Nicotin trong khói thuốc lá ngăn cản các đĩa đệm hấp thụ oxy và dưỡng chất cần thiết. Tình trạng này kéo dài khiến đĩa đệm trở nên kém linh hoạt, có nguy cơ bị thoái hóa.
  • Thoái hóa tự nhiên: Tuổi càng cao, các khớp xương sẽ tăng nguy cơ thoái hóa, dẫn đến các bệnh lý xương khớp, chèn ép lên rễ thần kinh, gây nên những cơn đau ở vùng lưng, ảnh hưởng đến khả năng vận động của người bệnh.
  • Tính chất công việc: Những người thường xuyên làm các công việc nặng nhọc, phải đứng lên ngồi xuống nhiều, ngồi quá lâu cũng là nguyên nhân bị đau lưng. Để cải thiện tình trạng trên, bạn cần thay đổi tư thế làm việc, hạn chế làm những việc nặng trong thời gian dài.
  • “Stress”: đây cũng là một trong những yếu tố khiến bạn gặp phải những cơn nhức mỏi lưng. Lúc này, bạn nên thư giãn, có chế độ dinh dưỡng và nghỉ ngơi hợp lý.

3. Đối tượng dễ bị đau thắt lưng

Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng có tới 23% người trưởng thành trên thế giới bị đau thắt lưng mãn tính, và tỷ lệ tái phát đau thắt lưng rất cao, rong khoảng 24-80%.

Tỷ lệ đau thắt lưng ít hơn rõ ràng ở trẻ em. Một nghiên cứu ở Scandinavia đã cho thấy tỷ lệ đau thắt lưng khoảng 1% đối với trẻ 12 tuổi và 5% đối với trẻ 15 tuổi, có khoảng 50% trẻ dưới 18 tuổi có ít nhất một lần đau thắt lưng.

  • Ở ngưỡng tuổi từ trên 60: Đau thắt lưng dễ xảy ra do tiến trình lão hoá tự nhiên của cơ thể. Ở những nước tiên tiến như Nhật Bản, châu Âu hay Bắc Mỹ… khi tuổi thọ càng cao, ảnh hưởng đau thắt lưng càng nhiều do bệnh lý thoái hoá như thoái hoá đĩa đệm thắt lưng, hẹp ống sống thắt lưng…
  • Những người làm công việc nặng nhọc: Thường xuyên nâng, đẩy hoặc kéo sai tư thế, quá sức; dẫn đến co thắt cơ, chấn thương cột sống (đặc biệt những tư thế không đúng như cúi lưng khi xách nặng làm tăng thêm sức nặng không cần thiết lên cột sống), dẫn đến cơn đau ở vùng thắt lưng.
  • Nhân viên văn phòng: Ngồi sai tư thế hoặc ngồi quá lâu trong thời gian dài gây áp lực đè lên các đốt sống, dễ dẫn đến đau lưng mãn tính.
  • Người thường xuyên rơi vào trạng thái lo lắng, trầm cảm hay căng thẳng quá mức trong công việc hoặc cuộc sống,có thể khiến căng cơ ở vùng thắt lưng.
  • Những người không thường xuyên tập thể dục:Khiến cơ lưng, cơ bụng trở nên yếu hơn và không nâng đỡ cột sống được tốt cũng có nguy cơ bị đau thắt lưng.
  • Người béo phì, tăng cân không kiểm soát: Người thừa cân, béo phì cũng có xu hướng ăn thực phẩm nhiều dầu mỡ gây giảm khả năng hấp thụ canxi và phospho của cơ thể, làm xương yếu đi. Hơn nữa, việc tăng cân không kiểm soát khiến lượng mỡ thừa ở vùng bụng tăng nhanh, dễ dẫn đến mất đường cong sinh lý ở cột sống thắt lưng, kéo khung xương chậu về phía trước. Điều này khiến các cơ lưng bị siết chặt, gây căng cơ và xuất hiện triệu chứng đau ở vùng thắt lưng.
  • Phụ nữ mang thai:Thường bị đau thắt lưng ở gần mông do khung xương chậu có sự thay đổi để thích nghi với trọng lượng và kích thước của thai nhi.
  • Trẻ nhỏ có thói quen đeo balo nặng:Tác động một lực mạnh lên các đốt sống và đĩa đệm, đồng thời gây mỏi cơ, dẫn đến đau thắt lưng từ khi còn bé đến lớn.

4. Triệu chứng

  • Mọi cử động hắt hơi, ho hoặc thay đổi tư thế đều dẫn đến cơn đau.
  • Mức độ đau tăng dần khi vận động nhiều hoặc khi thay đổi thời tiết.
  • Cơn đau có thể dữ dội trong thời gian ngắn hoặc kéo dài vài ngày, vài tuần.
  • Ngoài cảm giác đau, người bệnh còn có triệu chứng nhức buốt vùng thắt lưng.
  • Viêm hoặc sưng ở lưng, sốt.
  • Tiểu tiện không tự chủ.
  • Cơn đau lưng bắt đầu từ vùng thắt lưng rồi lan xuống vùng hông, căng chân, bàn chân. Triệu chứng thường sẽ hết sau vài ngày hoặc vài tuần điều trị hoặc trở thành mãn tính và cần điều trị kéo dài.
  • Đôi khi cảm thấy tê ran và ngứa chân;
  • Khó khăn trong quá trình di chuyển, người bệnh cảm thấy các cơn đau có xu hướng gia tăng khi đi bộ, chạy bộ hoặc làm các công việc nặng.

5. Điều trị đau thắt lưng

Trong trường hợp đau lưng dưới do làm việc sai tư thế hay mang vác nặng thì người bệnh có thể giảm đau tạm thời bằng dầu xoa bóp, cao dán và vận động nhẹ nhàng. Sau một thời gian, cơn đau sẽ thuyên giảm. Đối với các trường hợp đau thắt lưng do bệnh lý, cần điều trị các bệnh lý này để giảm bớt cơn đau.

5.1. Thuốc tây chữa đau thắt lưng

Dựa trên các triệu chứng bệnh và thể trạng của bệnh nhân, bác sỹ sẽ xác định liều lượng và các loại thuốc thích hợp. Các loại thuốc Tây điều trị trên thị trường giúp giảm nhanh các triệu chứng bệnh nhưng lại gây ra các tác dụng phụ, đặc biệt là đối với gan, thận, dạ dày nếu sử dụng trong thời gian dài.

5.2. Sử dụng Đông Y chữa đau thắt lưng

Trong dân gian từ lâu đã có nhiều biện pháp giúp cải thiện tình trạng này. Tuy hiệu quả chậm nhưng phương pháp này khá an toàn. Sau đây là một số mẹo dân gian chữa đau thắt lưng tại nhà mà bạn có thể tham khảo.

a. Chườm ngải cứu

Ngải cứu giúp tăng cường lưu thông máu, tán hàn, tiêu thũng. Nó thường được sử dụng để giảm bớt các cơn đau do các bệnh lý về xương khớp.

  • Lấy 1 nắm ngải cứu tươi rửa sạch, giã nát, đun nóng với giấm.
  • Dùng một mảnh vải gói ngải cứu rồi xoa dọc theo xương sống, vùng thắt lưng trong khoảng 15 phút.
  • Trong quá trình chườm, khi ngải cứu hết nóng thì hâm nóng lại.

b. Uống nước sắc đinh lăng

Hoạt chất Saponin trong đinh lăng giúp kích thích tuần hoàn máu, tăng cường sức đề kháng. Đặc biệt tính dương của loại cây này tốt cho người bị đau lưng do hàn khí xâm nhập, phong thấp.

Cách thực hiện rất đơn giản là dùng 20 – 30g thân hoặc cành cây đinh lăng sắc nước. Uống 3 lần trong ngày.

c. Chườm lá lốt

Lá lốt có vị cay nồng, tính ấm, có tác dụng kiện gân cốt, ấm khớp. Kết hợp lá lốt với ngải cứu, hy thiêm sẽ làm tăng tác dụng điều trị.

  • Lấy 1 nắm lá lốt, ngải cứu, hy thiêm cho vào cối giã nát.
  • Chưng nóng rồi đắp trực tiếp lên chỗ đau ngày 2 lần.

d. Chườm nóng, chườm lạnh

  • Chườm nóng: Dùng khăn nhúng nước nóng vừa phải đắp lên cột sống lưng trong vòng 30 phút giúp làm giãn cơ và giảm đau nhanh. Bên cạnh đó, tắm nước ấm cũng làm thư giãn các cơ bị cứng ở lưng.
  • Chườm lạnh: Dùng túi hoặc mảnh vải sạch đựng nước đá chườm lên cột sống lưng trong vòng 30 phút. Nên sử dụng chườm lạnh từ 48 – 72 giờ đầu tiên sau khi xuất hiện cơn đau thắt lưng dưới.

e. Massage chữa đau thắt lưng

Massage có tác dụng giảm đau rất tốt đối với bệnh nhân đau lưng dưới cấp và mạn tính, đặc biệt là khi kết hợp với các bài tập thể dục. Dùng tay xoa bóp kết hợp với đấm nhẹ nhàng dọc cột sống khoảng 30 phút.

6. Phòng ngừa đau thắt lưng

  • Khi nâng vác vật nặng cần dang rộng 2 chân; ngồi xổm xuống, lưng luôn giữ thẳng (tránh cúi gập) rồi dùng tay đặt đồ vật sát bụng đồng thời căng cơ bụng, sau đó từ từ đứng dậy và nâng đồ vật lên. Trong suốt quá trình nâng, bạn lưu ý giữ lưng luôn thẳng, dùng sức đôi chân và cánh tay để nâng vật, tránh dùng sức vùng lưng vì dễ làm tổn thương cột sống.
  • Sắp xếp thời gian làm việc và nghỉ ngơi hợp lý; tránh làm việc quá sức, căng thẳng hay stress liên tục.
  • Người làm văn phòng nên chọn ghế có chiều cao phù hợp, đảm bảo hai chân thoải mái chạm sàn. Sau 1 – 2 giờ nên đứng lên vận động, thực hiện một số động tác xoay người nhẹ nhàng để thư giãn cột sống.
  • Mỗi ngày nên dành ít nhất 30 phút để tập thể dục thể thao.
  • Kiểm soát tốt cân nặng; tránh tình trạng thừa cân, béo phì vì sẽ tạo áp lực lớn lên cột sống.
  • Đảm bảo bổ sung đầy đủ dưỡng chất cần thiết, đặc biệt là canxi, magie, kali trong các bữa ăn hằng ngày. Đồng thời, bạn cần uống đủ nước để tránh những cơn đau co thắt và giúp cơ thể phục hồi nhanh hơn sau vận động.
  • Duy trì thói quen kiểm tra sức khỏe định kỳ để sớm nhận biết dấu hiệu bệnh, qua đó có biện pháp xử lý kịp thời.
  • Bỏ hút thuốc vì chất nicotinetrong thuốc lá có thể gây tổn thương mạch máu, làm giảm lưu lượng máu và gây thoái hóa đĩa đệm cột sống.

Đặc biệt, nếu bạn đang tìm một địa chỉ uy tín để điều trị đau thắt lưng, hãy đến Dưỡng lựa chọn gói trị liệu chuyên sâu đau thắt lưng. Dưỡng sẽ  giúp bạn xoa dịu những cơn đau khó chịu ấy bằng thông kinh lạc trị liệu kết hợp nhiều phương pháp từ kéo hồ lô thải độc, đả gậy đả thông kinh lạc, giác hơi chân không tới xông ngải cứu… Từ đó, kích thích các huyệt đạo và các tổ chức dưới da ở vùng lưng, giúp thúc đẩy tuần hoàn máu và gia tăng độ dẻo dai cho cơ thể.

Chỉ sau 60 phút trị liệu của Dưỡng với những nguồn nguyên liệu thiên nhiên đảm bảo, sự chăm chút của đội ngũ kỹ thuật viên trong từng thao tác hòa trong tiếng nhạc du dương, bạn sẽ cảm nhận rõ rệt những chuyển biến tích cực từ các triệu chứng đau lưng, giảm căng bó cơ bắp vùng thắt lưng, tăng cường lưu thông máu và cải thiện giấc ngủ. Hơn cả một buổi trị liệu, thông kinh lạc trị đau thắt lưng, nhà Dưỡng còn góp phần giúp bạn cải thiện tâm trạng, thư thái và tịnh tâm hơn.

Nếu những lợi ích và giá trị được gửi gắm trong 60 phút trị liệu như vậy của Dưỡng vẫn chưa đủ để bạn lựa chọn, thì hãy cho chính mình một cơ hội trải nghiệm tại Dưỡng, lên một chiếc hẹn, tự mình trải nghiệm và tự mình đánh giá cho từng khoảnh khắc tại Dưỡng nhé!

Dưỡng vẫn luôn ở đây, đợi những cuộc hẹn!

___________???____________
☎️ Hotline: 096 964 44 44/ 0977 684 090
? Cơ sở HN1: Dưỡng – Số 14 Ngõ 290 Kim Mã, Ba Đình, Hà Nội
? Cơ sở HN2: Dưỡng – Số 3, Triệu Việt Vương, Hoàn Kiếm, Hà Nội
? Cơ sở SG: Dưỡng Premium – 135/6, Hoà Hưng, Quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh

Bài viết liên quan

096 964 44 44