Mát xa giảm căng thẳng – lời đồn hay hiệu quả thật sự?

Ngày nay, căng thẳng luôn hiện diện trong nhiều khía cạnh của cuộc sống. Hiệu ứng tích lũy những căng thẳng khiến chúng ta khó có được những giây phút bình tĩnh. Đặc biệt, căng thẳng quá nhiều hoặc kéo dài có thể gây hại cho cả sức khỏe thể chất và tinh thần của chúng ta. Vì vậy, mát xa giảm căng thẳng trở thành một trong những giải pháp “hot”. Vậy thực hư điều này như thế nào? Hãy cùng Dưỡng khám phá nhé!

Mát xa giảm căng thẳng – lời đồn hay hiệu quả thật sự?

Đối với một số người, căng thẳng khiến họ áp dụng các phương pháp đối phó không lành mạnh như hút thuốc hoặc uống rượu. Mặc dù điều này có vẻ giống như một cách khắc phục nhanh chóng, nhưng cuối cùng vấn đề không được giải quyết mà sức khỏe lại bị ảnh hưởng.

Vì vậy, trước khi đánh giá mối liên hệ giữa mát xa với căng thẳng, chúng ta cần tìm hiểu căng thẳng là gì, nguyên nhân, triệu chứng. Từ đó, tìm ra những tác động mà mát xa có thể làm được đối với hội chứng này nhằm giúp những người bị căng thẳng trong thời gian dài sẽ có những gải pháp an toàn, tối ưu và lành mạnh cho mình.

1. Căng thẳng là gì?

Căng thẳng là một phản ứng bẩm sinh từ xa xưa, khi con người phải đối phó với các tình huống đe dọa, khiến não của chúng ta tiết ra một loạt ‘hóa chất gây căng thẳng’ như cortisol và adrenaline để kích động cái được gọi là “phản ứng chiến đấu hoặc bỏ chạy”. Phản ứng chiến đấu sẽ cho chúng ta một nguồn năng lượng bùng nổ, sẵn sàng chiến đấu để bảo vệ mạng sống của mình, trong khi phản ứng bỏ chạy sẽ khuyến khích chúng ta chạy trốn khỏi nguy hiểm và bảo vệ chính mình. Ngày nay, chúng ta hiếm khi gặp phải những tình huống đe dọa, tuy nhiên, bộ não của chúng ta tiếp tục phản ứng theo cách này khi chúng ta bị áp lực.

Do vậy, căng thẳng thường bắt đầu do áp lực – từ chính chúng ta hoặc từ người khác – và nếu chúng ta không thể đối phó với áp lực này, chúng ta sẽ cảm thấy căng thẳng. Tác động của căng thẳng sẽ khác nhau ở mỗi người, nhưng nếu không được điều trị, nó có thể dẫn đến bệnh tật.

Khi chúng ta gặp áp lực mà không có lựa chọn chiến đấu hay bỏ chạy, các hóa chất gây căng thẳng có thể tích tụ và ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch cũng như huyết áp. Theo thời gian, sự tích tụ căng thẳng này cũng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần, dẫn đến lo lắng, trầm cảm và các vấn đề sức khỏe tâm thần khác.

2. Nguyên nhân gây căng thẳng

Có nhiều điều trong cuộc sống có thể gây ra căng thẳng, bao gồm công việc, các mối quan hệ, vấn đề gia đình và vấn đề tài chính. Nhiều tình huống khác có thể gây ra căng thẳng và nguyên nhân sẽ phụ thuộc vào từng cá nhân. Tức là một vấn đề có thể gây căng thẳng cho người này, nhưng có thể không phải là vấn đề đối với người khác. Nhưng về cơ bản, hầu hết các tình huống căng thẳng đều liên quan đến sự thay đổi hoặc thiếu kiểm soát. Ngay cả khi thay đổi là tích cực, nó vẫn có thể gây căng thẳng.

Một số nguyên nhân phổ biến gây căng thẳng bao gồm các sự kiện như:

  • Kết hôn
  • Chuyển nhà
  • Sinh con
  • Ốm nặng
  • Mất người thân
  • Ly hôn

Trong một số trường hợp, căng thẳng cũng có thể xảy ra do các vấn đề tiêu cực lâu ngày không được giải quyết như:

  • Bị thất nghiệp
  • Có vấn đề về tài chính
  • Khó khăn, mẫu thuẫn trong mối quan hệ
  • Chăm sóc một thành viên gia đình/bạn bè bị khuyết tật, bất thường
  • Các vấn đề trong công việc
  • Các sự kiện căng thẳng nằm ngoài trải nghiệm bình thường của con người, chẳng hạn như bị lạm dụng, có thể dẫn đến chứng rối loạn căng thẳng sau sang chấn (PTSD).

Cuối cùng, nhận ra nguyên nhân khiến bạn căng thẳng và học cách quản lý những cảm xúc này một cách hiệu quả là cách lành mạnh và hiệu quả nhất để cảm thấy thoải mái và sống một cuộc sống hạnh phúc.

3. Triệu chứng căng thẳng

Căng thẳng có thể ảnh hưởng đến chúng ta cả về cảm xúc và thể chất.

Các triệu chứng căng thẳng cảm xúc

  • Cảm thấy kích động, thất vọng hoặc nhanh chóng tức giận
  • Cảm giác choáng ngợp và dễ rơi lệ
  • Cảm thấy lo lắng
  • Có lòng tự trọng thấp
  • Có xu hướng trốn tránh người khác và các tình huống xã hội

Các triệu chứng căng thẳng về thể chất

  • Sử dụng rượu/ma túy/thức ăn để tìm kiếm sự thoải mái
  • Khó ngủ
  • Gặp các vấn đề tiêu hóa và đau dạ dày
  • Cảm thấy chóng mặt
  • Đổ mồ hôi quá nhiều
  • Bị đau ngực hoặc đánh trống ngực

Tại sao căng thẳng ảnh hưởng đến thể chất?

Các tác dụng phụ về thể chất của căng thẳng xảy ra khi cơ thể chuẩn bị đối phó với một mối đe dọa. Điều này là do các hormone được não tiết ra trong quá trình phản ứng chiến đấu hoặc bỏ chạy. Những hormone này có thể:

  • Làm cho bạn cảm thấy tỉnh táo hơn, vì vậy bạn có thể hành động nhanh hơn
  • Làm cho tim bạn đập nhanh hơn để mang máu nhanh chóng đến nơi cần thiết nhất

Sau đó, khi bạn cảm thấy nguy hiểm đã qua, cơ thể bạn sẽ giải phóng các hormone khác để giúp cơ bắp thư giãn, điều này có thể khiến bạn run. Nếu bạn thường xuyên bị căng thẳng, có khả năng là cơ thể bạn đang sản xuất ra lượng lớn các hormone này, điều này có thể khiến bạn cảm thấy không khỏe về thể chất và có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn về lâu dài. Khả năng chịu đựng căng thẳng của mỗi người là khác nhau, nghĩa là đối với một số người, tác động sẽ nghiêm trọng nhưng đối với những người khác, chúng sẽ có thể kiểm soát được.

4. Mát xa giảm căng thẳng như thế nào?

Có nhiều dữ liệu đầy hứa hẹn từ các nghiên cứu sinh học về xoa bóp và tác dụng của nó đối với các chất hóa học trong não, cho thấy những cải thiện về mức độ căng thẳng, lo lắng và trầm cảm.

Mặc dù cần phải thực hiện nhiều nghiên cứu hơn về chủ đề này, nhưng những phát hiện này đã phần nào cung cấp bằng chứng tích cực từ tác động của mát xa đối với việc giảm căng thẳng.

4.1. Mát xa kích hoạt phản ứng thư giãn

Mát-xa khuyến khích cơ thể ‘chậm lại’, đưa cơ thể từ trạng thái lo lắng tột độ sang trạng thái bình tĩnh, thư thái hơn. Hành động chạm đơn giản và nhào nặn, xoa bóp có phương pháp giúp cơ thể thư giãn và chìm vào trạng thái “nghỉ”.

Phản ứng cảm xúc này được khơi dậy bởi hormone hạnh phúc và thư giãn tự nhiên của cơ thể, serotonin. Serotonin giúp ổn định tâm trạng của chúng ta và cũng hỗ trợ các chức năng cơ bản như ăn uống, tiêu hóa và ngủ.

 

4.2. Mát xa giúp giảm căng cơ

Khi bạn căng thẳng, cơ thể bạn vô tình siết chặt lại khiến các cơ trở nên căng thẳng. Với sự hỗ trợ của liệu pháp xoa bóp, các cơ có thể trở lại trạng thái thư giãn, làm giảm bớt cơn đau mãn tính. Mức độ căng thẳng cao trong cơ thể có thể khiến các cơ bị rút ngắn, hạn chế cử động và gây đau. Xoa bóp làm giảm căng thẳng bằng cách tăng tính đàn hồi của mô và kích thích hệ thần kinh.

Thông qua các kỹ thuật như trị liệu điểm kích hoạt, chà xát, kéo dài và vuốt ve, các sợi cơ trở nên ấm và lỏng lẻo hơn. Bạn có thể cần nhiều hơn một lần mát xa để khắc phục tình trạng căng cơ, nhưng vẫn sẽ cảm nhận thấy kết quả rõ rệt hiệu quả của mát xa giảm căng thẳng chỉ sau một lần.

4.3. Mát xa giúp giảm huyết áp

Mát-xa đã được chứng minh là cải thiện lưu thông máu, từ đó giúp giảm huyết áp. Liệu pháp mát-xa giúp làm dịu hệ thần kinh giao cảm, hệ thống chịu trách nhiệm tăng huyết áp như một phản ứng đối với căng thẳng.

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng mát xa nhẹ nhàng hoặc mát xa bằng tinh dầu đều có tác dụng làm giảm huyết áp và nhịp tim hiệu quả hơn nhiều so với xoa bóp mô sâu hoặc thể thao. Điều này rất có thể là do những cái chạm nhẹ nhàng, êm dịu sẽ giải phóng hormone serotonin khiến cơ thể chúng ta tự điều chỉnh và trở lại chức năng tự nhiên và khỏe mạnh hơn.

 

4.4. Mát xa giúp cải thiện giấc ngủ

Vì mát-xa có thể ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình sản xuất serotonin của cơ thể nên nó cũng có thể giúp giải phóng hormone ngủ melatonin. Áp lực trực tiếp và sự vận động của các cơ ở cổ, vai, lưng và thậm chí cả chân và bàn chân sẽ kích hoạt sản xuất melatonin. Hành động xoa bóp cũng làm giảm cortisol – hormone gây căng thẳng – có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ. Thay vào đó, hormone dopamin ổn định tâm trạng của bạn và giúp tạo ra trạng thái thoải mái cần thiết để chìm vào giấc ngủ ngon.

4.5. Mát xa giúp cải thiện sức khỏe tinh thần

Mát-xa có thể tăng cường sức khỏe tâm lý của chúng ta bằng cách kích thích các thụ thể, dây thần kinh và hormone chịu trách nhiệm điều chỉnh tâm trạng. Trong quá trình mát-xa với áp lực vừa phải, các thụ thể này được kích hoạt – mang lại cảm giác nhẹ nhõm trị liệu cho khách hàng và cải thiện tâm trạng cũng như sức khỏe tổng thể. Mát-xa cũng cho thấy làm tăng hoạt động thần kinh phế vị thường thấp ở những người bị trầm cảm. Khi dây thần kinh này được kích thích, nồng độ cortisol giảm đi khiến cơ thể chúng ta trở nên thoải mái và vui vẻ hơn.

Các nghiên cứu sâu hơn cũng chỉ ra rằng sau khi xoa bóp, hoạt động ở thùy trán bên phải của não (phần liên quan đến cảm xúc tiêu cực) giảm xuống và chuyển sang thùy trán bên trái chịu trách nhiệm điều chỉnh tâm trạng và căng thẳng.

Hi vọng với những kiến thức thú vị này, bạn sẽ hiểu hơn về các nguyên nhân của sự căng thẳng, phương pháp mát xa giảm căng thẳng để có được những lựa chọn phù hợp cho tình trạng của bản thân nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống cũng như hiệu quả công việc.

Nếu bạn muốn tự mình trải nghiệm và kiểm chứng hiệu quả của massage hay các phương pháp xoa bóp, trị liệu bài bản đối với sự căng thẳng, hồi hộp, lo lắng thì đừng ngần ngại tìm cho mình một địa chỉ uy tín như tại Dưỡng, nơi không chỉ có sẵn không gian tĩnh mịch, có âm nhạc thư thái mà quan trọng nhất là các bạn kỹ thuật viên đều được đào tạo bài bản và do chuyên gia mát xa đầu ngành của Việt Nam – bác sỹ Lê Hải – dẫn dắt.

Nếu bạn quan tâm tới các hình thức massage tại Dưỡng hoặc các dịch vụ khác như gội đầu dưỡng sinhtrị liệu chuyên sâu, nhằm hỗ trợ cải thiện sức khỏe toàn diện, thì đừng ngần ngại liên hệ với chúng mình để được tư vấn cụ thể hơn nhé!

Hẹn gặp bạn một ngày không xa tại Dưỡng!

___________???____________

☎️ Hotline: 096 964 44 44/ 0977 684 090

? Cơ sở HN1: Dưỡng – Số 14 Ngõ 290 Kim Mã, Ba Đình, Hà Nội

? Cơ sở HN2: Dưỡng – Số 3, Triệu Việt Vương, Hoàn Kiếm, Hà Nội

? Cơ sở SG: Dưỡng Premium – 135/6, Hoà Hưng, Quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh

Bài viết liên quan

096 964 44 44