Nhắc đến thừa cân – béo phì, hầu hết mọi người đều nghĩ đến tự ti về ngoại hình và vóc dáng, lo sợ về ánh nhìn của thiên hạ mà không biết đến những hệ lụy nguy hiểm về sức khỏe. Theo đó, thừa cân – béo phì là một trong những nguyên nhân dẫn đến các bệnh lý tim mạch, tiểu đường, rối loạn chuyển hóa dinh dưỡng, xương khớp, rối loạn lipid máu, gan nhiễm mỡ, tăng men gan, thậm chí ung thư. Nếu bạn đang băn khoăn về tình trạng cân nặng của mình và tìm kiếm một phương pháp giảm béo đông y an toàn, bền vững thì bài viết này dành cho bạn.
1. Béo phì là gì?
Béo phì là tình trạng tích tụ mỡ bất thường và quá mức trong cơ thể dẫn đến nhiều hệ lụy cho sức khỏe.
Theo WHO, năm 2016 trên thế giới có hơn 1,9 tỷ người trên 18 tuổi bị thừa cân, trong đó có hơn 650 triệu người bị béo phì. Con số này tương đương 39% dân số thế giới bị thừa cân và 13% bị béo phì. Béo phì cũng là một tình trạng đang ngày càng phổ biến ở trẻ em. Tuổi của người mắc thừa cân – béo phì ngày càng trẻ hóa và béo phì mức độ nặng ngày càng gia tăng. Năm 2016 có hơn 340 triệu trẻ em và thanh thiếu niên từ 5-19 tuổi bị thừa cân hoặc béo phì.
Riêng tại Việt Nam, theo thống kê của Viện Dinh dưỡng Quốc gia, hiện có gần 7 triệu người bị thừa cân – béo phì (chiếm hơn 8% dân số). Tại các thành phố lớn, tình trạng thừa cân – béo phì lên tới 30%. Đặc biệt ở lứa tuổi học đường từ 5-19 tuổi, tình trạng béo phì tăng rất nhanh. Năm 2010 tỷ lệ này là 8.5% đã tăng lên 19 % vào năm 2020.
Béo phì có thể được phân loại theo độ tuổi hoặc sự phân bố mỡ như sau:
Phân loại theo tuổi:
– Béo phì bắt đầu ở tuổi trưởng thành .
– Béo phì thiếu niên.
Phân loại theo sự phân bố mỡ:
– Béo phì dạng nam: mỡ tập trung chủ yếu ở gáy, cổ, mặt, vai, cánh tay, ngực, bụng trên rốn.
– Béo phì dạng nữ: mỡ tập trung chủ yếu ở đùi, mông, cẳng chân.
– Béo phì hỗn hợp: mỡ phân bố khá đồng đều.
2. Nhận biết thừa cân – béo phì
Theo Phó giáo sư, tiến sĩ, bác sĩ Lê Bạch Mai, nguyên Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia, tình trạng thừa cân – béo phì có thể dễ dàng nhận biết qua cân nặng vượt chuẩn so với chiều cao và mức tích tụ mỡ khắp cơ thể, nhất là tại vùng eo, bụng, đùi…
Hiện nay, có rất nhiều phương pháp để xác định mức độ thừa cân – béo phì như chỉ số khối cơ thể (BMI: Body Mass Index), tỷ lệ mỡ cơ thể, đo độ dày nếp gấp da, đo chỉ số cánh tay đùi, đo chỉ số vòng bụng mông và chỉ số vòng eo. Theo đó, nam giới được xác định là thừa cân béo phì khi có vòng eo lớn hơn 90 cm và nữ giới là hơn 80 cm.
Chỉ số BMI của người lớn được tính như sau: BMI = trọng lượng (kg) ÷ (chiều cao x chiều cao)(m). Ví dụ: Một người cao 1,8m, nặng 75kg thì BMI = 72 ÷ (1.8 x 1.8) = 22,2
Dựa vào chỉ số BMI để đánh giá mức độ béo phì theo tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) là:
Chỉ số BMI | Tình trạng |
< 18,5 | Gầy |
18,5 – 24,9 | Bình thường |
25 – 29,9 | Tăng cân |
30 – 34,9 | Béo phì độ 1 |
35 – 39,9 | Béo phì độ 2 |
≥ 40 |
Béo phì độ 3 |
Tuy nhiên, để phù hợp với đặc điểm của người châu Á, nhiều nước trong đó có Việt Nam áp dụng theo bảng tiêu chuẩn dưới đây:
– BMI < 18,5: Gầy
– BMI từ 18,5 – 22,9: Bình thường
– BMI từ 23 – 24,9: Tăng cân (nguy cơ béo phì)
– BMI từ 25 – 29,9: Béo phì độ 1
– BMI ≥ 30: Béo phì độ 2
Chỉ số BMI không đo trực tiếp lượng mỡ trong cơ thể, do đó ở một số đối tượng như vận động viên thể hình có thể có chỉ số BMI cao mặc dù họ không có mỡ thừa.
Đối với trẻ em và thanh thiếu niên 5-19 tuổi, BMI sẽ được tính dựa vào giới tính và độ tuổi cụ thể theo tiêu chuẩn của WHO. Đánh giá nhanh sự tăng trưởng của trẻ bằng công thức đánh giá của Viện Dinh Dưỡng Quốc Gia.
3. Nguyên nhân gây thừa cân – béo phì
Nguyên nhân gây thừa cân – béo phì được xác định là do mất cân bằng giữa năng lượng ăn vào và năng lượng tiêu hao, do chế độ dinh dưỡng thừa năng lượng như ăn nhiều chất béo, bột đường, thói quen ăn vặt, ăn khuya kết hợp với lối sống ít vận động.
a. Ăn nhiều
Ăn nhiều calo hơn mức mà cơ thể sử dụng hàng ngày trong một thời gian dài có thể dẫn đến béo phì, điển hình là các thói quen ăn uống dưới đây:
– Thức ăn nhanh, chế biến sẵn – chứa nhiều đường và chất béo.
– Thực phẩm giàu chất béo bão hòa.
– Thực phẩm chứa nhiều carbohydrat (đặc biệt là đường, bánh kẹo ngọt, nước ngọt, bia rượu…).
– Thường xuyên ăn các bữa chứa nhiều năng lượng hơn mức cơ thể cần như ăn buffet, các combo không giới hạn. Việc ăn uống vô độ, không kiểm soát dễ dẫn đến dung nạp một lượng calo khổng lồ trong thời gian dài, gây ra béo phì.
– Ăn nhiều do bệnh lý tâm thần (rối loạn lo âu, rối loạn ăn uống vô độ…)
b. Ít vận động
Ít vận động, ít sử dụng năng lượng dẫn đến calo dư thừa và tích lũy dần theo thời gian. Ít vận động kết hợp với ăn nhiều là nguyên nhân gây ra béo phì phổ biến nhất. Nhiều người dành hầu hết thời gian trong ngày của họ cho công việc văn phòng, các bạn trẻ dành quá nhiều thời gian lướt mạng Internet hơn là ra ngoài vận động.
Các xu hướng thư giãn tại nhà như xem TV, lướt internet, chơi game trên máy tính và ít tập thể dục làm tăng tỷ lệ béo phì. Nếu không hoạt động đủ để đốt cháy calo, năng lượng dư thừa sẽ không được tiêu thụ hết mà được cơ thể lưu trữ dưới dạng chất béo.
Kết quả nghiên cứu tại 11 nước châu Á (trong đó có Indonesia, Nhật Bản,…) đo hoạt động thể lực qua đếm bước chân hàng ngày, cho thấy mỗi ngày mỗi người Việt chỉ đi 3.600 bước, chỉ bằng 1/3 mức tiêu chuẩn 10.000 bước. So sánh trong 11 nước, Việt Nam thuộc nhóm 3 nước lười vận động nhiều nhất.
Theo Quỹ dân số Liên hợp quốc – UNFPA, Việt Nam nằm trong top 10 quốc gia lười vận động nhất thế giới. Đặc biệt, sau đại dịch Covid-19, người dân hạn chế vận động và bị mất cân bằng dinh dưỡng. Người dân cần xây dựng thói quen vận động cũng như có kiến thức về dinh dưỡng, cân bằng.
c. Di truyền
Di truyền đóng một vai trò đáng kể trong bệnh béo phì, ảnh hưởng đến cách cơ thể xử lý thức ăn thành năng lượng và cách lưu trữ chất béo trong cơ thể. Gia đình có bố và mẹ béo phì thì khả năng con cái bị béo phì lên đến 80%, bố hoặc mẹ bị béo phì thì khả năng này là 40%, và nếu cả bố và mẹ không béo phì thì tỷ lệ này chỉ có 7%. Một số đặc điểm di truyền được thừa hưởng từ cha mẹ, như hội chứng thèm ăn có thể khó khăn cho việc giảm cân.
d. Nguyên nhân nội tiết
Trong một số trường hợp, các tình trạng bệnh tiềm ẩn có thể góp phần làm tăng cân, ví dụ như bệnh suy giáp hay rối loạn nội tiết và chuyển hóa (Cushing). Tuy nhiên, nếu được chẩn đoán và điều trị sớm, đúng cách sẽ giúp hành trình giảm cân dễ dàng và hiệu quả hơn rất nhiều.
4. Cách giảm cân, điều trị béo phì an toàn
Giảm ăn và tăng cường vận động là hai giải pháp an toàn, bền vững mà hầu hết các chuyên gia dinh dưỡng đều sẽ khuyên bạn áp dụng. Tuy nhiên, hành trình này không phải ngày 1 ngày hai, thậm chí béo phì được Tổ chức Y tế thế giới và Hiệp hội Y khoa Hoa Kỳ công nhận là bệnh mạn tính đòi hỏi phải điều trị lâu dài.
Do đó, việc duy trì một chế độ ăn khoa học, lành mạnh cùng chế độ tập luyện đều đặn để giảm cân – giảm mỡ trong một thời gian dài không phải là điều dễ dàng. Hầu hết chúng ta bỏ cuộc vì kết quả nhìn thấy quá chậm và nhỏ trong khi nghị lực để tiếp tục thực hiện thì ngày càng giảm sút. Đó là lý do bấm huyệt thu nhỏ dạ dày trở thành phương án tối ưu được hàng trăm anh chị em tin tưởng áp dụng tại Dưỡng.
Đây là giải pháp giảm cân, giảm mỡ không chỉ an toàn, lành mạnh do không xâm lấn, không dùng thuốc mà còn giúp bạn hạn chế nỗi lo béo trở lại và cải thiện tình trạng sức khỏe lâu dài.
Mong rằng bài viết giúp bạn hiểu rõ được tình trạng khẩn thiết của thừa cân, béo phì đối với sức khỏe và tìm ra giải pháp phù hợp để điều trị sớm, lấy lại tự tin cũng như cân bằng cuộc sống.
Dưỡng hoan hỉ lắng nghe câu chuyện, nỗi lo của bạn và sẵn sàng tư vấn, trả lời mọi thắc mắc, bất ổn bạn đang tìm lời giải đáp liên quan tới hành trình tìm lại vóc dáng, sức khỏe bền vững này.
Hẹn gặp bạn một ngày không xa tại Dưỡng!
_______________________
Hotline: 096 964 44 44/ 0977 684 090/ 0384 349 333
Cơ sở HN1: Dưỡng – Số 14, Ngõ 290 Kim Mã, Ba Đình, Hà Nội
Cơ sở HN2: Dưỡng – Số 3, Triệu Việt Vương, Hoàn Kiếm, Hà Nội
Cơ sở HN3: Dưỡng – Linh Đàm – lô 27 BT4 Bán đảo Linh Đàm, Hà Nội
Cơ sở SG: Dưỡng Premium – 135/6, Hoà Hưng, Quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh