Sau cả ngày cắm cúi làm việc với chiếc máy tính, thời khắc rời văn phòng có khi mới là lúc những cơn đau hoặc cứng khớp dấy lên nhức nhối, khó chịu. Vì vậy, hãy cùng Dưỡng khám phá và tập 10 động tác đơn giản nhưng vô cùng hữu ích để cải thiện và hạn chế những cơn đau khó chịu ấy nhé!
Nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người ngồi hơn 75% thời gian trong ngày có nguy cơ cao bị đau cổ và lưng cũng như sức khỏe tổng thể kém. Khi chúng ta ngồi, tư thế ngồi sẽ gây áp lực lên xương lưng và các mô gây ra các triệu chứng tê mỏi do lượng máu tới các khớp giảm. Lượng oxi đến phổi cũng giảm do phổi bị đè nén khi ta ngồi.
Đầu vào oxi kém làm oxi lên não giảm, khiến cho não bộ hoạt động chậm hơn, làm giảm khả năng tập trung. Hơn thế nữa, khi ngồi, chất enzim lipoprotein để đốt mỡ sẽ tạm thời ngừng hoạt động. Tức là, cơ thể chúng ta khi ngồi sẽ không đốt mỡ tốt bằng khi ta vận động.
Không những thế, ngồi nhiều còn gây ra nhiều hậu quả lâu dài như các bệnh ung thư, tim mạch, béo phì và các bệnh về phổi, thận. Theo một nghiên cứu khoa học, ít vận động là nguyên nhân của 9% cái chết sớm trên thế giới, tương đương với 5 triệu người.
Chính vì vậy, những người ngồi quá nhiều – đặc biệt là dân văn phòng – nên chú ý hơn tới tình trạng sức khoẻ của mình. Về cơ bản, ngồi nhiều không chỉ làm trì trệ hoạt động cơ thể người, thậm chí còn gây ra hậu quả khôn lường tới sức khoẻ về sau. Vì thế, bỏ túi những động tác đơn giản có thể thực hiện mọi lúc mọi nơi dưới đây là một trong những lựa chọn thông minh để duy trì một cơ thể khỏe mạnh và dẻo dai.
1. Duỗi cơ bắp tay trên
Cơ tam đầu bắp tay là một trong những cơ rất quan trọng trong vận động tay. Khi cơ tam đầu bắp tay sau bị co cứng sẽ dẫn đến đau và hạn chế vận động nhiều. Do vậy, tranh thủ thời gian giải lao giữa giờ làm, bạn có thể tập luyện động tác đơn giản này theo các bước sau:
- Ngồi trên ghế có lưng tựa hoặc đứng thẳng, gập khuỷu tay trái lại.
- Nâng cánh tay trái sao cho khuỷu tay nằm sát mang tai trái và bàn tay đặt gần xương bả vai bên phải.
- Dùng tay còn lại và kéo khuỷu tai trái về phía đầu.
- Giữ tư thế này trong từ 10 đến 30 giây và lặp lại các bước tương tự cho tay còn lại.
2. Vươn hai tay cao hơn đầu, căng giãn lườn eo
- Giữ nguyên tư thế ngồi thẳng lưng trên ghế như động tác trên.
- Đưa tay trái lên cao qua đầu và ép căng cả thân người sang bên ngược lại cho đến khi cảm thấy lườn bên trái căng hết mức có thể.
- Giữ tư thế này trong 10 đến 30 giây.
- Tiếp tục luyện tập động tác này với bên còn lại.
3. Giãn cánh tay và thân trên
Động tác này yêu cầu bạn nắm chặt hai tay với nhau, kéo hai tay qua đầu và lòng bàn tay hướng ra ngoài. Khi đó, bạn sẽ tạo ra một vòng tròn trên đỉnh đầu.
- Hít sâu và đẩy cánh tay của bạn duỗi thẳng lên trên hết mức có thể.
- Thở nhẹ ra và gập khuỷ tay lại, cùng lúc này hai tay vẫn đang tạo thành vòng tròn trên đỉnh đầu.
- Tiếp tục thực hiện động tác duỗi và gập tay này khoảng 30 lần.
- Cuối cùng, hạ cả 2 tay xuống và lắc tay để thả lỏng.
4. Mở vai ngực
- Ngồi thẳng và chắp tay sau lưng.
- Nâng hai cánh tay của bạn lên cho đến khi cảm thấy căng.
- Đẩy ngực ra ngoài và nâng cao cằm.
- Giữ nguyên tư thế trong 10 đến 30 giây.
Bạn có thể uốn cong cơ thể về phía trước nếu bạn cần một sự kéo dài sâu hơn.
5. Căng giãn lưng trên
Sự căng giãn này còn được gọi là sự căng giãn lưng trên hoặc lưng trên hình thoi.
- Chắp hai tay trước mặt và cúi đầu xuống thẳng hàng với cánh tay.
- Nhấn đầu về phía trước và giữ trong 10 đến 30 giây.
- Hít thở đều và thực hiện động tác này liên tục khoảng 30 lần.
6. Vặn mình
- Ngồi ngay ngắn trên ghế và bắt chéo 1 chân lên chân còn lại.
- Giữ chân vững trên mặt đất, hướng về phía trước. Cùng lúc đó, một tay đặt ở lưng ghế và tay còn lại đặt nhẹ trên đầu gối.
- Vặn phần thân trên của bạn theo hướng của cánh tay đang đặt trên lưng ghế.
- Giữ tư thế này trong 10 đến 30 giây.
- Cuối cùng, lặp lại ở phía bên kia.
7. Căng hông và gập gối
- Thả lỏng thân trên tựa vào lưng ghế và ôm lấy từng đầu gối một, sau đó kéo về phía ngực.
- Giữ nguyên tư thế trong 10 đến 30 giây.
- Thực hiện tương tự với bên còn lại.
8. Kéo giãn cơ gân kheo
Khi bạn phải dành quá nhiều thời gian để ngồi một chỗ, thì việc thực hiện tư thế kéo căng cơ gân kheo theo các bước sau sẽ giúp làm săn chắc cơ bụng của bạn:
- Giữ tư thế ngồi thẳng lưng trên ghế, sau đó mở rộng chân phải hướng ra ngoài.
- Gập người và cố gắng đưa cả hai tay cùng thân mình hướng về phía các ngón chân phải.
- Sử dụng ngón trỏ và ngón giữa để nắm lấy ngón chân đầu và thứ hai trên mỗi bàn chân.
- Khi bạn kéo căng gân kheo, cố gắng giữ đầu gối phải thẳng với vai phải trong vòng 30 giây.
- Hít vào và đưa đầu cùng với thân mình trở về tư thế ngồi thẳng.
- Lặp lại các bước tương tự ở chân trái.
9. Nâng vai để thả lỏng cổ và vai
- Hít thở sâu và nâng cả 2 vai cao đến tai cùng một lúc,
- Giữ vai trong một vài giây và rồi thả lỏng cơ thể.
- Thực hành động tác này với mỗi bên vai và lặp lại ít nhất 10 lần.
10. Kéo giãn vùng cổ
- Thư giãn cổ và ngả đầu về phía trước.
- Từ từ xoay đầu về một bên và giữ trong 10 giây.
- Lặp lại ở phía bên kia.
- Thư giãn một lần nữa và nâng cằm của bạn trở lại vị trí ban đầu.
- Làm điều này ba lần cho mỗi hướng.
Bí kíp năng động nơi công sở
Ngoài những động tác đơn giản trên đây, bạn cũng có thể thử thực hiện những công việc bé nhỏ mà “có vỏ” dưới đây để rèn luyện cho cơ thể linh hoạt, chuyển động dẻo dai hơn mỗi ngày:
- Hãy đi thang bộ, hạn chế thang máy.
- Đậu xe càng xa lối vào văn phòng càng tốt để bạn có thể đi bộ một chút khi đến đó.
- Đi bộ 10 phút sau khi kết thúc bữa trưa để đánh bại tình trạng uể oải.
- Đứng dậy khỏi ghế và di chuyển xung quanh văn phòng mỗi 2 tiếng.
- Đừng quên uống 8 đến 10 cốc nước ngay cả khi bạn đang làm việc. Có thể tự làm các loại nước detox giúp đẹp da mà còn giữ dáng nữa.
- Tránh xa các loại thực phẩm không lành mạnh và mang theo đồ ăn nhẹ lành mạnh để làm việc.
- Cố gắng rèn luyện tư thế tốt khi ngồi trên ghế để tránh bị cứng cổ, vai và lưng.
Khi chúng ta di chuyển, máu sẽ được tuần hoàn tốt hơn. Hệ thần kinh và da cũng có lợi từ việc vận động. Thế nhưng, với lối sống của con người hiện đại ngày nay, chúng ta thường xuyên phải ngồi làm việc 8 tiếng/ngày, thậm chí hơn. Điều này gây áp lực lớn lên cơ thể vốn sinh ra để vận động.
Hi vọng với những kiến thức thú vị này cũng giúp bạn có thêm những động tác đơn giản để thực hiện mỗi ngày tại chốn công sở, giảm bớt những cơn đau khó chịu. Ngoài ra, bạn hoàn toàn có thể sử dụng các dịch vụ mát xa chuyên nghiệp để các kỹ thuật viên lành nghề giúp bạn xử lý những khó chịu, bức bối sau mỗi ngày dài ngồi làm việc ê ẩm.
Nếu bạn muốn tự mình trải nghiệm và kiểm chứng hiệu quả của massage hay các phương pháp xoa bóp, trị liệu bài bản đối với những cơn đau thì đừng ngần ngại tìm cho mình một địa chỉ uy tín như tại Dưỡng, nơi không chỉ có sẵn không gian tĩnh mịch, có âm nhạc thư thái mà quan trọng nhất là các bạn kỹ thuật viên đều được đào tạo bài bản và do chuyên gia mát xa đầu ngành của Việt Nam – bác sỹ Lê Hải – dẫn dắt.
Nếu bạn quan tâm tới các hình thức massage tại Dưỡng hoặc các dịch vụ khác như gội đầu dưỡng sinh, trị liệu chuyên sâu, nhằm hỗ trợ cải thiện sức khỏe toàn diện, thì đừng ngần ngại liên hệ với chúng mình để được tư vấn cụ thể hơn nhé!
Hẹn gặp bạn một ngày không xa tại Dưỡng!
___________???____________
☎️ Hotline: 096 964 44 44/ 0977 684 090
? Cơ sở HN1: Dưỡng – Số 14 Ngõ 290 Kim Mã, Ba Đình, Hà Nội
? Cơ sở HN2: Dưỡng – Số 3, Triệu Việt Vương, Hoàn Kiếm, Hà Nội
? Cơ sở SG: Dưỡng Premium – 135/6, Hoà Hưng, Quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh